Câu trả lời là Không (No, Non, Nyet, Nein).
Đối với Mỹ khi nộp đơn vào đại học Mỹ, thậm chí ở cấp cao học, thí sinh không cần phải gửi kèm giấy chứng nhận đã tham gia hoạt động này nọ. Các bạn đừng tốn thời gian chỉ tìm các câu lạc bộ, hoạt động có trao chứng nhận, mà hãy tập trung vào việc tham gia hoạt động mà mình đam mê là đủ. Vì sao vậy?
????????????̛́ ????????????̂́????, ban tuyển sinh các đại học Mỹ vận hành theo nguyên tắc danh dự (honor system): họ tin tưởng những lời khai của thí sinh về hoạt động ngoại khóa là sự thật. Bạn nói bạn là biên tập viên của tờ báo của trường, họ sẽ tin điều đó là đúng. Bạn nói bạn tham gia tổ chức một sự kiện văn nghệ với sự có mặt của 1.000 khán giả, họ sẽ tin điều đó là đúng. Tuy nhiên, một số ngoại lệ gồm các thành tích phi thường như đạt giải thưởng cấp quốc tế hoặc tự tạo một tổ chức với quy mô lớn. Trong những trường hợp này, ban tuyển sinh sẽ tìm cách kiểm chứng lời khai của bạn qua một trung gian. Ví dụ, bạn khai rằng bạn đạt huy chương bạc ở kỳ thi toán IMO, ban tuyển sinh sẽ Google kết quả của kỳ thi năm ấy để xác minh. Tương tự với các kỳ thi tầm quốc tế phổ biến khác như World Scholars’ Cup. Tựu chung, thành tích càng ấn tượng thì người ta sẽ càng tìm cách xác nhận qua bên thứ ba, thường họ dùng Google để nghiên cứu website, Facebook, Twitter, và Instagram. Hầu hết các sinh viên quốc tế chưa nhận được cuộc gọi kiểm chứng từ trường, đơn giản vì làm như thế đâu đáng tin cậy.
????????????̛́ ????????????, để củng cố độ tin cậy về lời khai của bạn về hoạt động ngoại khóa, bạn nên viết về chúng thật chi tiết trong luận chính hoặc luận phụ. Ví dụ, bạn có thể viết về việc tham gia Model UN đã khiến bạn quan tâm đến các vấn đề chính trị quốc tế như thế nào. Hoặc bạn có thể viết về kinh nghiệm tham gia một cuộc thi Hackathon đã chuẩn bị bạn như thế nào để học ngành khoa học máy tính. Bên cạnh đó, ban tuyển sinh cũng sẽ đọc thư giới thiệu từ giáo viên của bạn để kiểm chứng lời khai về hoạt động ngoại khóa. Vì vậy, khi nhờ giáo viên viết thư giới thiệu, bạn nên cho họ biết bạn muốn đề cập những hoạt động nổi bật nào.
????????????̛́ ????????, một số trường sẽ phỏng vấn bạn và hỏi bạn về các hoạt động bạn liệt kê trên Common App hoặc trên résumé. Mục đích của việc phỏng vấn chủ yếu là để tìm hiểu con người bạn, đồng thời cũng để xác minh những lời khai trên hồ sơ. Nếu bạn thực sự đã tham gia làm thực tập trong một phòng thí nghiệm tâm lý, bạn sẽ không gặp khó khăn kể cho người phỏng vấn nghe về mục đích, kết quả, quá trình của thí nghiệm đó. Nhưng nếu bạn hoàn toàn ngụy tạo kinh nghiệm thực tập đó trên hồ sơ, người phỏng vấn sẽ dễ dàng phát hiện việc bạn nói dối. Đơn giản bởi vì các bạn chỉ mới 17, 18 tuổi, khả năng chém gió chưa đạt mức đủ thượng thừa để qua mặt ban tuyển sinh, những người đã duyệt hồ sơ của hàng chục ngàn thí sinh.
Vì hệ thống xét tuyển của đại học Mỹ dựa trên nguyên tắc danh dự, không ít thí sinh, cả Mỹ lẫn quốc tế, lợi dụng sự dễ dàng đó để làm giả hồ sơ. Ở đây, cần phải phân biệt việc phóng đại kinh nghiệm và bịa đặt 100%. Việc bạn thổi phòng tầm quan trọng của hoạt động của bạn một chút là chuyện bình thường, vì nói thật rất nhiều người làm. Nhưng điều đó hoàn toàn khác với việc bạn nói bạn đạt giải thưởng này nhưng trên thực tế là không. Và dĩ nhiên trong trường hợp đó, nếu bị phát hiện, ban tuyển sinh sẽ đánh rớt bạn ngay lập tức cho dù bảng điểm, điểm SAT, luận của bạn đẹp cỡ nào. Một số cách ban tuyển sinh phát hiện hành vi lừa dối gồm: nội dung thư giới thiệu không khớp với lời khai về hoạt động ngoại khóa; nội dung luận chính hoặc luận phụ không khớp với résumé; thí sinh gặp khó khăn khi nói về một hoạt động ngoại khóa trong buổi phỏng vấn.
Nói như thế không có nghĩa là ai giả mạo thành tích và các hoạt động cũng bị bắt. Một số trường hợp từ các tư vấn viên khác các thí sinh làm giả hồ sơ mà vẫn thành công. Và dĩ nhiên, cũng không ít trường hợp các thí sinh bị đánh rớt thẳng thừng khi bị bắt quả tang. Tựu chung, chúng tôi khuyên các bạn thành thật trên résumé của mình vì:
- thứ nhất đấy là vấn đề đạo đức,
- thứ hai, ban tuyển sinh có nhiều cách để kiểm chứng, và
- thứ ba, làm giả hồ sơ không đáng rủi ro.
Bạn có thể tham khảo”
- Một bài viết trên College Transitions, một trang web chuyên về tuyển sinh đại học Mỹ, về vấn đề này: http://bit.ly/3posBiK
- Video của một cựu admission officer về vấn đề này: https://bit.ly/34JzzqK
- Scandal của một diễn viên ở Mỹ làm giả hồ sơ cho con để nộp vào University of Southern California: http://bit.ly/2JiqWvw
Source: SSDH ( theo tác giả Khương Nguyễn).